Chính phủ điện tử hiểu một cách đơn giản là “4 không”: Họp không gặp mặt; Xử lý văn bản không giấy; Giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc và Thanh toán không dùng tiền mặt.
Còn Chính phủ số là Chính phủ điện tử thêm “4 có”: Có toàn bộ hành động an toàn trên môi trường số; Có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng; Có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu và Có khả năng kiến tạo, phát triển dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia.
Do đó, những kết quả đã đạt được trong xây dựng Chính phủ điện tử là tiền đề quan trọng tiến tới xây dựng Chính phủ số. Để đạt mục tiêu đến năm 2025, định hướng 2030, Việt Nam vào Top 30 Chính phủ điện tử, Chính phủ số kinh tế số còn rất nhiều việc phải làm.
Đại diện Bộ Nội vụ cho biết: Chúng ta phải tiếp tục quan tâm về hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin, đặc biệt dữ liệu thông tin; chú trọng hơn nữa đến các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 để tạo thuận tiện cho người dân. Cần đẩy nhanh xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành như cơ sở dữ liệu của ngành công an, nội vụ, bảo hiểm y tế...
Chính phủ đã ban hành chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Tất cả các cơ quan nhà nước sẽ cung cấp dịch vụ 24/7, sẵn sàng phục vụ trực tuyến bất cứ khi nào người dân và doanh nghiệp cần. Với những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2025 và thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu vào năm 2030, theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc.
Linh Đan
Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 đặt ra mục tiêu cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025.
" alt=""/>Chính phủ điện tử làm thay đổi phương thức làm việc trong cơ quan Nhà nướcNgoài việc hút thuốc lá thường xuyên, hay hít phải khói thuốc thụ động, một số yếu tố khác cũng được thầy thuốc xếp vào nhóm nguy cơ gây bệnh ung thư phổi. Trong đó, người có người thân bị ung thư phổi có thể bị ung thư phổi cao gấp 2 so với những người không có.
Khí radon: Nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư phổi ở những người không hút thuốc là tiếp xúc với khí radon. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), nguyên nhân này chiếm khoảng 21.000 ca tử vong do ung thư phổi mỗi năm. Khoảng 2.900 trong số những người chết này xảy ra ở những người không bao giờ hút thuốc.
Các tác nhân gây ung thư tại nơi làm việc: Đối với một số người, nơi làm việc là nguồn tiếp xúc với chất gây ung thư như amiăng và khí thải diesel (dầu máy).
Ô nhiễm không khí: Cả ô nhiễm không khí trong nhà lẫn ngoài trời đều góp phần gây ung thư phổi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại ô nhiễm không khí ngoài trời như một tác nhân gây ung thư.
Còn rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh ung thư phổi dù không hút thuốc như đột biến gene, nhiễm HIV, sử dụng nguồn nước có nhiễm asen…. Hiện nay còn rất nhiều vấn đề liên quan đến căn bệnh ung thư phổi mà khoa học đang đi tìm câu trả lời như trong nhóm những người không hút thuốc, tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư phổi cao hơn so với nam giới hay ở ung thư tuyến- một loại của bệnh ung thư phổi thường xảy ra ở người không hút thuốc…
Thay đổi lối sống để giảm rủi ro
Những người không hút thuốc đã loại bỏ yếu tố nguy cơ lớn nhất của họ đối với ung thư phổi. Nhưng những người không hút thuốc có thể thực hiện một số thay đổi lối sống để giúp giảm nguy cơ của họ nhiều hơn.
Bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội khuyên người dân kiểm tra trong nhà đang ở xem có khí radon hay không, tránh khói thuốc thụ động và hạn chế phơi nhiễm tại nơi làm việc có thể giúp tránh được những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi ở những người không hút thuốc.
Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phổi. Một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư phổi ở cả người hút thuốc và người không hút thuốc.
Hút thuốc lá không chỉ khiến răng xỉn màu mà còn kèm nhiều bệnhMột nghiên cứu phân tích dữ liệu từ hơn 13.000 bệnh nhân trên 16 tuổi phát hiện khoảng 79% người hút thuốc lá điện tử có nguy cơ bị sâu răng cao hơn, so với chỉ 60% của nhóm đối chứng." alt=""/>Không hút thuốc vẫn mắc ung thư phổi, vì sao?Cha mẹ của nữ bác sĩ cũng quyết liệt phản đối lựa chọn này của con gái, bởi “thiếu gì chuyên khoa mà chọn ngành vừa nguy hiểm, vừa thu nhập thấp”. Chỉ đến khi nhiều người thân bị trầm cảm và rối loạn lo âu sau đại dịch Covid-19, cha mẹ của Hân mới dần thay đổi thái độ. Hơn nửa năm thuyết phục gia đình, cô đã yên tâm đi theo chuyên khoa đặc biệt này.
“Tâm thần là ngành ít người theo đuổi trong khi rất nhiều người gặp vấn đề về sức khoẻ tâm thần. Tôi nghĩ mình cần học và nghiên cứu sâu hơn để giúp được người bệnh và chính người thân của mình”, bác sĩ Hân nói.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Xuân Hiển, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, trước đây, việc tuyển dụng bác sĩ chuyên ngành tâm thần rất khó khăn, đặc biệt là bác sĩ trẻ. Sau đại dịch Covid-19, người dân đối mặt với hàng loạt vấn đề sức khoẻ tinh thần từ mức độ nhẹ đến nặng. Mối quan tâm với chuyên ngành này cũng tăng dần.
Lý giải nguyên nhân bác sĩ trẻ ít mặn mà, bác sĩ Hiển cho rằng, điều trị bệnh lý tâm thần khác biệt hoàn toàn so với bệnh lý thực thể. Ông ví dụ, bệnh nhân bị viêm ruột thừa nếu cắt ruột thừa sẽ khỏi nhưng người bị rối loạn tâm thần phải điều trị bằng thuốc kết hợp với trị liệu.
Thời gian trị liệu tâm lý ít nhất là 6 tháng. Kết quả không thể đến ngay lập tức mà còn phụ thuộc sự tuân thủ của người bệnh. Không ít bệnh nhân bỏ giữa chừng khi thấy sức khoẻ tạm ổn, cũng có người bỏ trị liệu vì tốn kém tiền bạc.
Ngoài ra, thu nhập thấp cũng là một lý do khiến bác sĩ ngại chọn ngành này.
“Bác sĩ trẻ cần từ 1 đến 3 năm để làm quen với người bệnh tâm thần cũng như môi trường làm việc. Chỉ cần vượt qua 3 năm đầu tiên, chắc chắn họ sẽ gắn bó lâu dài và không rời bỏ”, bác sĩ Hiển tâm sự.
Thiếu nhân lực y tế chuyên ngành tâm thần là vấn đề âm ỉ nhiều năm qua. Ngay tại trung tâm lớn như TP.HCM cũng chỉ có khoảng 90 bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa tâm thần. Số liệu của Tổ chức y tế thế giới cho thấy, Việt Nam chỉ đạt 0,91 bác sĩ tâm thần trên 100 ngàn dân, thuộc nhóm thấp nhất thế giới.
Còn theo Bộ Y tế, cả nước có khoảng 14 triệu người rối loạn tâm thần nhưng chỉ có 143 nhà tâm lý lâm sàng và tâm lý trị liệu. Dịch vụ tâm lý lâm sàng cũng chưa phải là dịch vụ chính thức được Bảo hiểm y tế chi trả nên các nhà tâm lý lâm sàng và tâm lý trị liệu chủ yếu được coi là kỹ thuật viên.
Kết quả khảo sát năm 2022 cho thấy có 61,3% bệnh viện huyện/trung tâm y tế tổ chức khám chữa bệnh ngoại trú cho người bệnh tâm thần, nhưng chỉ có 9,1% điều trị nội trú cho người bệnh tâm thần. Điều này cho thấy khoảng trống lớn về điều trị rối loạn tâm thần ngay tại tuyến quận, huyện.
Trong khi thực tế, tại Việt Nam, tỷ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% dân số, tương đương với khoảng 15 triệu người. Trong đó, tâm thần phân liệt chiếm 0,47% dân số; trầm cảm, lo âu chiếm đến 5,4% dân số, còn lại là các rối loạn tâm thần khác như động kinh, chậm phát triển tâm thần, mất trí tuổi già, rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên, lạm dụng rượu, ma tuý...
Gần 15 triệu người Việt Nam gặp vấn đề sức khỏe tâm thầnMỗi ngày, gần 1.000 người phải đến thăm khám tại Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, chủ yếu là rối loạn lo âu và rối loạn khí sắc. Theo Bộ Y tế, gần 15 triệu người Việt Nam bị mắc các rối loạn tâm thần thường gặp." alt=""/>Bác sĩ trẻ thuyết phục cha mẹ hơn nửa năm để được theo ngành tâm thần